Giáo dục ngoài trời có thể tác động tích cực đến sự phát triển của trẻ nhưng nó cần được thừa nhận chính thức.

Các nhà nghiên cứu cho rằng tuổi thơ của trẻ thay đổi rõ rệt nếu có nhiều cơ hội và thời gian ở ngoài trời. Việc không được tiếp xúc với môi trường tự nhiên sẽ có những hậu quả tiêu cực lâu dài. Thiết lập một “trung tâm học ngoài trời” sẽ giúp các nhà giáo dục định hình chính sách và chiến lược.

 
giao-duc-ngoai-troi-thuc-dy-su-phat-trien-cua-tre

Áp lực về thời gian giảng dạy và nguồn lực thường đồng nghĩa vời việc những lợi ích của giáo dục ngoài trời bị bỏ qua. Ảnh: BBC News

Những rủi ro lâu dài

Những nghiên cứu trước đây cho thấy khi cuộc sống gia đình bận rộn hơn kết hợp với cảm giác sợ hãi ngày một lớn trong xã hội, trẻ em càng ít có cơ hội để khám phá môi trường xung quanh.

Điều này đang cản trở sự phát triển kỹ năng xã hội của trẻ em cũng như sự phát triển lâu dài về thể chất, tinh thần và sức khỏe. Do đó, điều quan trọng là các trường không bỏ qua cơ hội mà học tập ngoài trời mang lại để xóa bỏ những ngăn cản này.

Sue Waite, đồng tác giả nghiên cứu về đề tài giáo dục ngoài trời ở Đại học Phymouth, Anh quốc, cho biết: “Thời điểm này, nếu học tập ngoài trời là một phần trong chương trình giảng dạy ở Anh thì nó sẽ được chú trọng vì các giáo viên đều nhận ra giá trị của hình thức học này. Việc tập trung nhiều vào trình độ học vấn có thể gây áp lực cho giáo viên trong việc học trên lớp. Trẻ em đang mất dần những trải nghiệm thực tế có ích thông qua cuộc sống của chúng”.

Tư duy thông minh

Bà Waite nói thêm mặc dù được ủng hộ, song giáo dục ngoài trời chưa chính thức được công nhận. Nó chắc chắn vẫn tồn tại bên lề giáo dục cho đến khi những lợi ích của nó được các nhà hoạch địch chính sách công nhận và phản ánh vào các quy định. Báo cáo nghiên cứu đang đợi chương trình giảng dạy quốc gia thông qua.

Báo cáo này đưa ra một số kiến nghị, bao gồm việc thành lập một “trung tâm nghiên cứu chính sách chiến lược” để “đối chiếu nghiên cứu hiện có, ưu tiên nhu cầu nghiên cứu trong tương lai và giúp cải thiện sự liên kết giữa nghiên cứu và chính sách”.

Báo cáo cũng đề xuất nội dung đánh giá kết quả học sinh thế kỷ 21 có thể được truyền tải qua các bài học thường xuyên trong môi trường tự nhiên. Nội dung đánh giá được chia thành 5 mục chính: Một người khỏe mạnh, hạnh phúc trong cả tâm hồn và thể xác; Một con người hòa đồng, tự tin; Một người học sáng tạo và có khả năng tự định hướng; Một người đóng góp tích cực; Một công dân toàn cầu tích cực.

Bà Waite trao đổi với BBC News: “Chúng ta cần làm rõ hình thức giáo dục ngoài trời nào đáp ứng mục tiêu giáo dục nào. Vì vậy, thay vì chỉ ở ngoài trời đề chờ điều kỳ diệu xảy ra, những hoạt động như vui chơi tập thể ở khu dân cư sẽ mang đến hiệu quả cụ thể cho sự phát triển kỹ năng xã hội và lãnh đạo ở trẻ. Hay các hoạt động ở đồng ruộng lại giúp nâng cao hiểu biết về môi trường. Những gì chúng ta tranh luận trong báo cáo là để mọi người suy nghĩ về mục đích và địa điểm các hoạt động cũng như những người tham gia để xây dụng những hình thức khác nhau cho giáo dục ngoài trời nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện tại”.

Bà Waite cho rằng các phát hiện trong nghiên cứu đã thừa nhận việc nhà trường đang chịu áp lực về kết quả học tập của trẻ, bị hạn chế về thời gian, tài chính và nguồn lực khác. Trực tiếp liên hệ các hoạt động ngoài trời tới kết quả học tập sẽ cho phép nó trở thành một phần của chương trình giảng dạy và do đó sẽ không cần tìm thêm thời gian cho việc giáo dục ngoài trời. Bà bổ sung: “Đưa giáo dục ngoài trời vào chính sách sẽ đảm bảo việc giáo viên coi đó là một hoạt động đáng để làm”.

Giáo sư Karen Malone từ Đại học Western Sydney, đồng tác giả nghiên cứu với bà Waite, cho biết: “Nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng để khuyến khích các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách thấy được sự tương đồng giữa nghiên cứu và quy định nhằm định hình tương lai tươi đẹp cho con em chúng ta”.

Quỳnh Linh (theo BBC News)

 

 (Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/giao-duc-ngoai-troi-thuc-day-su-phat-trien-cua-tre-3439158.html?utm_source=home&utm_medium=box_giaoduc_home&utm_campaign=boxtracking)

 

 

2624

TIN GIÁO DỤC

Thuyết hành vi cổ điển của Palov (23-07-2016)

10 kĩ năng đặt câu hỏi của giáo viên (04-06-2016)

Khi thầy dạy trò phản biện (15-05-2016)

Học tập qua dự án: Lược sử (14-04-2016)

Học tập chuyển hóa (18-03-2016)

Giáo dục đạo đức học sinh: Lý thuyết và thực tế còn bất cập (29-02-2016)

Con trẻ vô tâm, vì sao? (31-01-2016)

Mỹ: dạy triết học cho trẻ từ 5 tuổi (31-01-2016)

Bí quyết dạy học của các giáo viên đoạt giải tại Mỹ (30-08-2015)

Sẽ hết câu chuyện “học gì thi nấy”? (24-06-2015)

Xem thêm ...