Kỹ năng sư phạm của giáo viên, đừng là quả thị trong mơ?

 PGS. TS HUỲNH VĂN SƠN


(GDVN) - Dạy học là hoạt động đặc thù cần nhiều kỹ năng. Chính vì vậy, giáo viên cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng sư phạm để đáp ứng với thực tế xã hội.

Thế giới đang vươn mình với sự bùng nổ của các phương tiện thông tin đại chúng và các bạn học sinh, sinh viên rất dễ cập nhật thông tin, kiến thức ở mọi lĩnh vực. Trên cơ sở đó, nhu cầu tri thức của học sinh - sinh viên cũng ngày càng nâng cao. 

Học sinh, sinh viên ngày nay không chỉ đến trường để học kiến thức chuyên môn mà họ còn mong muốn được làm việc và sống trong một môi trường thật sự chuyên nghiệp và năng động. 

 

Kỹ năng sư phạm - cần không?

 

Câu hỏi trên trở thành câu hỏi thừa quá mức vì chân lý đã hiển nhiên! Một giáo viên giỏi phải có hệ thống kỹ năng sư phạm được chuyên môn hóa cao, sâu sắc và luôn thích ứng với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Một giáo viên nếu chỉ có tri thức thì chỉ gọi là thợ dạy, và khi nào họ có kỹ năng sư phạm cũng như bộc lộ hệ thống kỹ năng ấy một phù hợp vào thực tiễn giáo dục mới gọi là “Thầy”. 

Trên thế giới nhiều trường Ðại học đào tạo giáo viên thiên về kỹ năng hơn kiến thức chuyên ngành. Giáo viên trước tiên phải là người có khả năng tương tác tích cực với học sinh. Chính vì vậy, ngoài việc chú trọng rèn luyện phương pháp dạy học, giáo viên cần có khả năng truyền lửa, kỹ năng tổ chức hững hoạt động tương tác với học viên, kỹ năng sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, kỹ năng quản lý đội, nhóm...

PGS. TS Huỳnh Văn Sơn, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học Việt Nam trong một tiết dạy học.

Dạy chỉ là một nửa của nghề giáo, một nửa còn lại tập trung ở nhiệm vụ giáo dục cho học sinh. Nhưng trong thời gian qua xảy ra nhiều sự vụ đau lòng như vì mâu thuẫn với giáo viên mà học sinh uống thuốc tự tử, học sinh đánh thầy, trò tát giáo viên chỉ vì nhắc nhở quy định nhà trường và mới đây là thầy tát học sinh rồi sau đó học sinh đánh thầy... 

Dưới góc độ nhà giáo dục, giáo viên không thể đổ lỗi cho nhân cách học sinh. Vì sao học sinh chỉ phản ứng lại với giáo viên này mà không phải với giáo viên kia? Tại sao có nhiều học sinh rất nghịch phá nhưng lại rất vâng lời một hai thầy cô giáo trong trường? 

Tại sao có giáo viên dạy học rất hay nhưng hầu như nhận được phản hồi rất tiêu cực từ đa phần học sinh trong lớp. 

Sự khéo léo và tài tình ở người giáo viên không phải là dùng uy nghiêm của mình giáo dục các em mà phải dùng kỹ năng sư phạm để hướng dẫn và tương tác với học sinh một cách khéo léo. 

Học sinh ngày nay có sự biến đổi lớn về mặt tâm lý do sự tác động từ môi trường xã hội, nhất là giai đoạn các em từ trẻ con chuyển tiếp sang người lớn. Giáo viên cần hiểu rõ hơn về tâm lý của học sinh và có khả năng giải quyết tốt các tình huống sư phạm. 

Thực tế chương trình đào tạo giáo viên hiện nay cho thấy học phần để đào tạo kỹ năng sư phạm cho giáo viên tương lai còn hạn chế. 

Những môn nghiệp vụ chiếm tỷ lệ rất ít so với môn kiến thức chuyên ngành. Ðôi khi, có những môn học là môn nghiệp vụ sư phạm nhưng sinh viên chủ yếu được truyền đạt lý thuyết mà ít được thực hành. Chính vì vậy, sinh viên lúng túng, bối rối khi trải nghiệm vào thực tế. 

 

Đủ chứ không chỉ cần

 

Nhiều giáo viên còn lúng túng khi mở đầu bài giảng, thậm chí bỏ hẳn khâu mở đầu bài giảng và chính điều này làm giảm hiệu quả rất nhiều trong việc tiếp thu tri thức của học sinh dưới góc độ Tâm lý học, quy luật ghi nhớ và nhớ. 

Giáo viên bối rối khi không biết làm thế nào để tập trung học sinh, điều khiển và làm chủ lớp học, có khi lớp học mạnh thầy thầy giảng, mạnh trò trò nói chuyện. 

Giáo viên khó khăn trong việc tiếp cận với học sinh hiếu động, nghịch phá và chưa có những kỹ năng thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ, động viên hay kỹ năng kết nối để “lôi kéo” học sinh cá biệt về phía mình, gần gũi mình hơn...

Quá trình rèn luyện kỹ năng cho giáo viên hiện nay còn xem nhẹ. Sinh viên quá ít cơ hội trải nghiệm thực tế vào các tình huống giáo dục. Sinh viên sư phạm chủ yếu học trên lớp với các giảng viên. Thời gian thực tập sư phạm còn quá ít, sự tương tác với giáo viên hướng dẫn thực tập còn nhiều hạn chế, nhất là về kinh nghiệm thực tiễn.

Thực tế cho thấy kỹ năng sư phạm cần có sự trải nghiệm đích thực, rèn luyện lâu dài, thường xuyên... Ðiều có giá trị bền vững là ở chính bản thân sinh viên sư phạm phải ý thức đýợc vai trò của kỹ năng sư phạm với nghề nghiệp để chính các bạn có ý thức rèn luyện. 

Bởi vai trò của giáo dục nhà trường bao giờ cũng vấp phải những giới hạn nhất định, chỉ ở bản thân người học có nhận thức đúng, có sự chủ động thì hiệu quả về mặt giáo dục mới được nâng cao và bền vững. Có không ít câu hỏi được đặt ra: Sinh viên sư phạm hiện nay còn quá chủ quan về kỹ năng sư phạm? 

Nguyên nhân nào khiến họ chủ quan? Phải chăng phần đánh giá thực tập sư phạm hoặc kỹ năng sư phạm không mang tính quyết định đến kết quả học tập... Ðiều này khiến chúng ta phải trăn trở bởi kỹ năng sư phạm là phần chủ chốt nhất trong năng lực người giáo viên. 

Cứ như thế, không hiếm thế hệ giáo viên này đến thế hệ giáo viên kế tiếp vẫn chưa đáp ứng đýợc những mong mỏi và kỳ vọng của xã hội đặt ra. Những sự việc đau lòng trong ứng xử sư phạm vẫn tiếp tục nảy sinh...

Cần xem xét kỹ năng sư phạm như một phương tiện để người giáo viên hành nghề, không có phương tiện sẽ không thể nào hành nghề. Kỹ năng sư phạm không chỉ đặt trong yêu cầu về chuyên môn nghề nghiệp mà cần thiết trong phẩm chất, nhân cách người giáo viên. 

Quá trình đào tạo nghiệp vụ cho giáo viên tương lai cần chú trọng thêm về mặt thời gian, sự cụ thể chứ không lồng ghép chung chung, học đi đôi với hành, tương tác với thực tiễn và được học từ những tình huống hay ví dụ trong thực tiễn. 

Điều này đòi hỏi người giảng viên giảng dạy nghiệp vụ sư phạm cần phải đầu tư cho mình thêm kinh nghiệm thực tiễn và có sự liên kết với giáo viên trung học để hiệu quả giảng dạy kỹ năng sư phạm đạt kết quả tốt nhất.

Nếu có quả thị trong mơ rụng vào bị bà thì chuyện cổ tích sẽ luôn là thú vị. Cái hiền, cái lành vẫn cần nhưng không thể làm nên chân dung của một người giáo viên biết dạy, biết dỗ, biết giáo, biết dưỡng, biết giáo dục… 

Điều căn bản là cần dốc lòng trang bị kỹ năng sư phạm ngay từ trong môi trường học đường của “máy cái” cho đến khi ra trường và làm nghề… Quả thị sẽ không tự rơi bị bà mà chính thái độ chăm chỉ, nghiêm túc, có định hướng và có chiến lược mới tạo nên quả thị thơm nức lòng người học theo phương châm: dạy học là trao cho niềm tin, tình cảm, tri thức và kỹ năng.

(Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Ky-nang-su-pham-cua-giao-vien-dung-la-qua-thi-trong-mo-post145816.gd)

 

 

3231

TIN GIÁO DỤC

Thuyết hành vi cổ điển của Palov (23-07-2016)

Giáo dục ngoài trời thúc đẩy sự phát triển của trẻ (23-07-2016)

10 kĩ năng đặt câu hỏi của giáo viên (04-06-2016)

Khi thầy dạy trò phản biện (15-05-2016)

Học tập qua dự án: Lược sử (14-04-2016)

Học tập chuyển hóa (18-03-2016)

Giáo dục đạo đức học sinh: Lý thuyết và thực tế còn bất cập (29-02-2016)

Con trẻ vô tâm, vì sao? (31-01-2016)

Mỹ: dạy triết học cho trẻ từ 5 tuổi (31-01-2016)

Bí quyết dạy học của các giáo viên đoạt giải tại Mỹ (30-08-2015)

Xem thêm ...