CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VỀ HỌC PHÍ, HỌC BỔNG
********
ĐIỀU 1: Sinh viên được miễn học phí nếu thuộc các đối tượng sau
- Anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, thương binh.
- Con liệt sĩ, con thương binh, bệnh binh, con người được hưởng diện chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 61% đến 80 %.
- Con mồ côi cả cha lẫn mẹ không có nơi nương tựa.
- Bản thân bị tàng tật, có khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 21% trở lên và được Hội đồng giám định Y khoa xác nhận.
- Có cha mẹ thường trú tại hải đảo hoặc vùng sâu, vùng cao (thuộc vùng 3 của đối tượng 5A, 5B) từ 3 năm trở lên theo quyết định số 1232/1999/QD (TTg ngày 24/12/1999, Quyết định số647/QĐ – TTG ngày 12/07/2000, Quyết định số 42/2001/QĐ- TTg ngày 26/03/2001 của Thủ tướng chính phủ.
- Có gia đình thuộc diện đói nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước, có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 13 kg gạo.
ĐIỀU 2: Sinh viên được giảm 50% học phí nếu thuộc các đối tượng sau
- Con thương binh bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 21% đến 60%.
- Con cán bộ công chức bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên của nhà nước.
- Có gia đình thuộc diện hộ nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước. mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng được quy đổi ra gạo:
+ Dưới 25 kg gạo ở thành thị.
+ Dưới 20 kg gạo ở nông thôn vùng đồng bằng và trung du.
+ Dưới 15 kg gạo ở nông thôn miền núi.
ĐIỀU 3: Thủ tục miễn giảm học phí
- SV thuộc diện miễn giảm phải làm đơn theo mẫu của phòng Đào tạo phát hành. Nội dung trong đơn phải kê khai đầy đủ có xác nhận của gia đình, địa phương, ban cán sự lớp, ban Chủ nhiệm khoa. Riêng trường hợp sinh viên con gia đình thuộc diện đói nghèo phải có sổ gia đình đói nghèo của Sở Lao động – Thương binh và xã hội cấp.
- Việc miễn giảm học phí theo chế độ được thực hiện trong suốt khoá học, trừ trường hợp gia đình thuộc diện đói nghèo được xem xét từng năm học.
- Những trường hợp đột xuất do thiên tai hoặc cá biệt có những hoàn cảnh khó khăn được địa phương và cơ quan có thẩm quyền xác nhận đầy đủ, nhà trường sẽ xem xét cụ thể vào đầu học kỳ để quyết định mức giảm.
ĐIỀU 4: Học bổng
1. Học bổng khuyến khích học tập:
- Những sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện của từng học kỳ từ điểm 7,0 trở lên được nằm trong diện xét cấp học bổng khuyến khích học tập. Mức học bổng khuyến khích toàn phần: 120.000 đ/ tháng.
- Những sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện đạt từ điểm 7,0 đến cận 8,0 trở lên được xét hưởng mức 120.000đ/ tháng.
- Những sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện đạt loại giỏi đạt từ điểm 8,0 trở lên, được xét hưởng mức 180.000đ/tháng.
- Những sinh có kết quả học tập và rèn luyện loại xuất sắc đạt từ điểm 9,0 trở lên, được xét hưởng mức 240.000đ/ tháng.
- Các chỉ tiêu điểm số nêu trên đều tính cho điểm số lần thi thứ nhất, không có điểm dưới 5 và không xét cho những SV vi phạm kỷ luật từ mức khiển trách trở lên.
2. Học bổng chính sách
- Những sinh viên hệ cử tuyển học ở lớp riêng (được Bộ GD và ĐT duyệt danh sách) dành cho vùng cao và vùng sâu. Danh mục các xã phường thuộc vùng cao, vùng sâu do Uỷ ban Dân tộc và miền núi công nhận, ban hành theo quyết định số 42/DB-QĐ ngày 23/05/1997 thì được hưởng học bổng chính sách.
- Mức học bổng chính sách là 160.000đ/tháng.
- Sinh viên được hưởng học bổng chính sách nếu có kết quả học tập và rèn luyện đạt từ loại khá, giỏi trở lên thì ngoài phần học bổng chính sách được cấp hàng tháng còn được nhận thêm phần thưởng khuyến khích học tập từ kinh phí chi cho học bổng với mức như sau:
+ Bằng 30% mức học bổng khuyến khích toàn phần nếu được loại khá.
+ Bằng 80% mức học bổng khuyến khích toàn phần nếu được loại giỏi.
+ Bằng 120% mức học bổng khuyến khích toàn phần nếu được loại xuất sắc.
ĐIỀU 5: Trợ cấp xã hội
1. Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội
- Sinh viên là người dân tộc ít người, liên tục ở vùng cao (KV3) hoặc có hộ khẩu thường trú ở vùng cao (KV3) ít nhất là 3 năm trở lên (tính đến thời điểm nhập học tại trường).
- Sinh viên là người mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa, không có người đỡ đầu chính thức, người trợ cấp thường xuyên.
- Sinh viên là người tàng tật theo quy định của nhà nước tại Nghị định số 82/CP ngày 24/11/1995; là người gặp khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 41% trở lên do tàng tật được Hội đồng Y khoa có thẩm quyền xác định.
- Sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế, vượt khó học tập, gia đình thuộc diện xoá đói giảm nghèo phải xuất trình giấy tờ thuộc hộ xoá đói giảm nghèo do Sở LĐ – TB và XH cấp)
2. Mức trợ cấp xã hội.
- Mức trợ cấp xã hội cho sinh viên là 140.000 đ/tháng.
- Sinh viên thuộc diện trợ cấp xã hội nếu kết quả học tập đạt từ loại khá trở lên, ngoài mức trợ cấp xã hội hàng tháng còn được nhận phần thưởng khuyến khích học tập lấy từ kinh phí học bổng như sau:
+ Bằng 30% mức học bổng khuyến khích toàn phần nếu đạt loại khá.
+ Bằng 90% mức học bổng khuyến khích toàn phần nếu đạt loại giỏi.
+ Bằng 140% mức học bổng khuyến khích toàn phần nếu đạt loại xuất sắc.
ĐIỀU 6: Sinh viên diện chính sách ưu đãi
- SV thuộc diện chính sách ưu đãi theo Điều 66 Nghị định 28/CP ngày 29/04/1995 của Chính phủ, nếu có kết quả học tập đạt loại khá trở lên được nhận thêm phần thưởng khuyến khích học tập lấy từ kinh phí học bổng:
+ Bằng 40% mức học bổng khuyến khích toàn phần nếu đạt loại khá .
+ Bằng 90% mức học bổng khuyến khích toàn phần nếu đạt loại giỏi .
+ Bằng 140% mức học bổng khuyến khích toàn phần nếu đạt loại xuất sắc .
- Sinh viên đồng thời nằm trong hai diện chính sách ưu đãi và trợ cấp xã hội thì chỉ được hưởng một chế độ ở mức cao nhất.
- Từ năm học 200-2001, SV trong diện chính sách ưu đãi, nhận chế độ tại phòng LĐ-TB và XH ở địa phương sinh viên cư trú.
2399
31-03-2009